Hôi miệng là bệnh lý rất hay gặp ở nhiều người. Không chỉ khiến bạn cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp Hôi miệng còn ảnh hưởng đến răng nữa. Vậy làm thế nào để điều trị tận gốc căn bệnh này? Cùng tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng
Hôi miệng có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Hôi miệng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người bệnh, khiến cho bệnh nhân mặc cảm, mất tự tin trong giao tiếp. Vậy hôi miệng do đâu? Nguyên nhân của bệnh hôi miệng rất phức tạp như các bệnh răng miệng (sâu răng, nha chu, viêm lợi,..), viêm xoang, viêm họng, dạ dày, viêm amidam, … và các yếu tố khác.
Điều trị và phòng ngừa bệnh hôi miệng
Điều trị hôi miệng tại nha khoa
Để điều trị tận gốc bệnh hôi miệng thì bạn không thể áp dụng các biện pháp hay các mẹo thông thông vì chúng chỉ có thể ngăn bệnh một thời gian chứ không trị dứt điểm. Chữa trị hôi miệng tại nha khoa sẽ giúp bạn thoát khỏi mùi hôi đáng ghét này triệt để, nhanh chóng.
Phòng ngừa hôi miệng tại nhà
Uống nhiều nước để miệng không bị khô vì nước bọt chứa các enzyme quan trọng giúp diệt vi khuẩn có hại, tống khứ các vụn thức ăn và vi khuẩn mắc kẹt trong miệng, giúp kích thích tạo nước bọt, vốn có tác dụng như chất tẩy rửa.
Ăn nhiều loại thực phẩm tạo mùi thơm như sữa chua, táo, mùi tây, húng quế, cải bó xôi cũng có tác dụng giữ sạch răng miệng, giảm bớt mùi hôi ở miệng. Bạch đậu khấu có khả năng kháng khuẩn, làm sạch hơi thở. Hoàng bá là một vị thuốc giúp ta khắc phục tạm thời được chứng hôi miệng, trị sâu răng, viêm nha chu, viêm họng và viêm ruột.
Dùng chỉ nha khoa, đánh răng đúng cách 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ và sử dụng nước súc miệng có thành phần menthol để làm sạch kẽ răng nhằm loại bỏ các mảng bám cùng vi khuẩn tích tụ trên răng và nướu. Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để làm sạch lưỡi đúng cách, dùng một dụng cụ cạo lưỡi để chà nhẹ lưỡi từ sau ra trước.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc trị hôi miệng tận gốc, bạn hãy liên lạc với Nha khoa Sài Gòn B.H để được tư vấn cụ thể hơn
Xem thêm:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét